Sống xanh đích thực: Có hay không sữa hạt thân thiện với môi trường?

Sống xanh đích thực: Có hay không sữa hạt thân thiện với môi trường?

Có thể bạn không biết, những loại sữa hạt nổi tiếng, phổ biến nhất hóa ra lại không phải là dòng sữa hạt thân thiện với môi trường cho lắm.

Lối xống sanh khiến ta quan tâm đến tính thân thiện với môi trường ở nhiều lĩnh vực, không chỉ vật dụng mà còn là thực phẩm ta tiêu thụ hàng ngày. Nếu là người hay uống sữa hạt thay sữa từ động vật, sau đây là một số loại sữa hạt thân thiện với môi trường hoặc có tác động đến nguồn đất, nước… đã được các chuyên gia kiểm chứng.

Xét cho cùng, dù ngành công nghiệp sữa động vật đã từng bị phê bình vì sử dụng nhiều tài nguyên, nhưng điều đó không có nghĩa là các loại sữa từ thực vật không có tác động đến môi trường. Theo Thạc sĩ Y Tế Cộng Đồng, Lauren Panoff, để làm ra một số loại sữa hạt thì các nhà máy được sản xuất, trồng các loại hạt này vẫn cần các nguồn tài nguyên như đất và nước, điện và sử dụng chất hóa học. Quá trình sản xuất của chúng cũng thải ra các khí nhà kính như carbon dioxide, methane và nitrous oxide, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.

Trên thực tế, sữa động vật có thể gây ra hiệu ứng khí nhà kính gấp ba lần so với sữa thực vật và đòi hỏi diện tích đất sản xuất nhiều gấp 9 lần. Không giống như sữa từ động vật, sữa thực vật không yêu cầu tài nguyên thiên nhiên để nuôi động vật, từ đó giảm bớt một lượng khí thải nhất định.
Trên thực tế, sữa động vật có thể gây ra hiệu ứng khí nhà kính gấp ba lần so với sữa thực vật và đòi hỏi diện tích đất sản xuất nhiều gấp 9 lần. Không giống như sữa từ động vật, sữa thực vật không yêu cầu tài nguyên thiên nhiên để nuôi động vật, từ đó giảm bớt một lượng khí thải nhất định.

Sữa đậu nành

Cùng với thịt bò, đậu nành là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra nạn phá rừng ở rừng nhiệt đới Amazon do lượng đất cần thiết để trồng chúng. Nghiên cứu cho thấy một khẩu phần sữa đậu nành (1 lít) cần khoảng 1 dặm vuông (2,6 km vuông) đất mỗi năm.

Tuy nhiên, phần lớn cây đậu nành được trồng để làm thức ăn chăn nuôi và sản xuất nhiên liệu sinh học chứ không để làm sữa cho con người. Chỉ riêng Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về 35% sản lượng đậu nành toàn cầu. Tin tốt là Amazon Soy Moratorium, một thỏa thuận giữa các nhà kinh doanh ngũ cốc, quyết không mua đậu nành trồng trên đất bị chặt phá gần đây. Điều này đã làm giảm nạn phá rừng đáng kể.

Một số công ty sữa đậu nành như Silk, tuyên bố chỉ sử dụng đậu nành hữu cơ được trồng ở Hoa Kỳ, giúp giảm nạn phá rừng Amazon.

Đậu nành có thể mang lại những lợi ích khác. Chúng giúp cố định nitơ trong đất, làm giảm nhu cầu sử dụng phân bón nitơ
Đậu nành có thể mang lại những lợi ích khác. Chúng giúp cố định nitơ trong đất, làm giảm nhu cầu sử dụng phân bón nitơ

Sữa hạnh nhân

Đây là một trong những loại sữa hạt sử dụng nhiều nước nhất. Một nghiên cứu được tài trợ bởi Almond Board of California đã ước tính rằng cần đến 12,1 lít nước để tạo ra một quả hạnh nhân California.

Ngoài ra, khoảng 80% hạnh nhân trên thế giới được trồng ở California, nơi đã trải qua những đợt hạn hán khắc nghiệt trong những năm gần đây. Sữa hạnh nhân lại cần ít tài nguyên đất hơn yến mạch nhưng nhiều hơn gạo.

Sữa hạnh nhân sẽ là sữa hạt thân thiện với môi trường, nếu việc làm ra nó không tốn nhiều nước đến thế.
Sữa hạnh nhân sẽ là sữa hạt thân thiện với môi trường, nếu việc làm ra nó không tốn nhiều nước đến thế.

Sữa cây gai dầu

Sữa cây gai dầu là loại sữa hạt thân thiện với môi trường, vì cây gai dầu có năng suất cao và tất cả các bộ phận của nó đều có thể sử dụng được. Lá và hạt của nó được sử dụng để làm dầu và sữa, trong khi thân và rễ là thành phần trong vật liệu xây dựng, sợi dệt, giấy và nhựa gai dầu.

Hơn nữa, cây gai dầu ít bị sâu bệnh và có khả năng tạo bóng râm, giúp giảm cỏ dại. Đặc điểm gián tiếp dẫn đến việc người nông dân cần ít thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu hơn để chăm sóc chúng. Rễ của chúng cũng có khả năng làm tơi xốp đất.

Sữa từ cây gai dầu.
Sữa từ cây gai dầu.

Sữa gạo

Việc trồng lúa thải ra một lượng khí nhà kính đáng kể. Điều này là do những cánh đồng lúa có chứa một loại vi khuẩn nhất định, chúng thải ra một lượng khí mê-tan đáng kể khi bị ngập úng. Hơn nữa, gạo được biết là có chứa hàm lượng asen cao, có thể gây ô nhiễm các đường nước gần đó.

Gạo cũng cần rất nhiều nước để sản xuất. Tuy nhiên, lúa gạo lại sử dụng ít tài nguyên đất hơn đậu nành, yến mạch và hạnh nhân.

Sữa yến mạch

Yến mạch thường được trồng độc canh quy mô lớn (trồng nhiều lần trên cùng một vùng đất). Độc canh làm giảm đa dạng sinh học của hệ sinh thái xung quanh, có thể dẫn đến sự gia tăng các loài gây hại và cuối cùng là phải áp dụng thuốc trừ sâu. Việc độc canh cũng có thể làm cạn kiệt chất dinh dưỡng của đất, làm giảm độ phì nhiêu của cây trồng.

Ngoài ra, yến mạch thường được trồng bằng thuốc trừ sâu dựa trên glyphosate, có thể thúc đẩy sự phát triển và lây lan của các mầm bệnh kháng glyphosate ảnh hưởng tiêu cực đến thực vật, côn trùng và động vật xung quanh.

Tuy nhiên, theo đánh giá vòng đời được thực hiện bởi thương hiệu sữa yến mạch Oatly của Thụy Điển, các quy trình trồng yến mạch giúp giảm 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ít hơn 60% năng lượng và sử dụng đất ít hơn 80% so với sữa động vật.
Tuy nhiên, theo đánh giá vòng đời được thực hiện bởi thương hiệu sữa yến mạch Oatly của Thụy Điển, các quy trình trồng yến mạch giúp giảm 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ít hơn 60% năng lượng và sử dụng đất ít hơn 80% so với sữa động vật.

Các nghiên cứu khác cho thấy yến mạch cần nhiều tài nguyên đất hơn đậu nành, hạnh nhân và gạo, nhưng lạ cần ít tài nguyên nước đáng kể so với hai loại trên.

Sữa đậu Hà Lan (pea)

Đậu Hà Lan có nguồn gốc từ các khu vực có xu hướng có lượng mưa lớn, có nghĩa là chúng cần ít nguồn nước hiện có hơn để phát triển.

Hơn nữa, cây đậu Hà Lan thường không cần nhiều nước tưới và được nông dân luân canh. Điều này giúp cố định nitơ tự nhiên trong đất, giảm nhu cầu phân bón. Ngoài ra, không giống như đậu nành, đậu Hà Lan hiện không được biến đổi gen để có khả năng kháng thuốc diệt cỏ .

Công ty Ripple tuyên bố rằng sữa đậu Hà Lan của họ cần ít phát thải khí nhà kính hơn 86% so với sữa hạnh nhân.

Sữa dừa

Có rất ít dữ liệu về các tác động trực tiếp đến môi trường của sữa dừa. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tạo ra sữa dừa đóng góp khoảng một nửa lượng khí thải nhà kính so với sữa đậu nành.

Cây dừa cần rất ít nước để sản xuất. Tuy nhiên, dừa được trồng ở các khu vực nhiệt đới và có một số lo ngại rằng nhu cầu gia tăng có thể đồng nghĩa với khả năng di dời các loài bản địa và mất đa dạng sinh học cao hơn.

Cần nghiên cứu thêm về tác động môi trường của sữa thực vật để xác định loại sữa nào được xếp hạng tốt nhất. Trong khi tất cả các loại sữa thực vật đều có ưu và nhược điểm riêng, các loại sữa từ cây gai dầu và hạt đậu có thể ít tốn tài nguyên hơn những loại khác.

Sữa dừa, hay còn gọi là nước cốt dừa.
Sữa dừa, hay còn gọi là nước cốt dừa.

Lauren Panoff kết luận, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và đa dạng hơn để xếp hạng các loại sữa hạt thân thiện với môi trường. Nhưng theo những nghiên cứu bà đã tổng hợp và phân tích, mỗi loại sữa đều có ảnh hưởng tới một tài nguyên nhất định, chỉ có sữa dừa, sữa hạt cây gai dầu và sữa đậu Hà Lan là tương đối “thân thiện”.

Tham khảo: “Which Plant Milk Is Best for the Planet?”, viết bởi Lauren Panoff (MPH, RD) và được kiểm duyệt về mặt y tế bởi Sade Meeks (MS, RD)